CỔNG THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG LỚN NHẤT VIỆT NAM

Ngành Khí tượng và khí hậu học

Cập nhật: 13/07/2019

Những năm xét tuyển gần đây, Khí tượng và khí hậu học là ngành được nhiều thí sinh xét tuyển quan tâm. Đây là ngành học thuộc nhóm ngành Khoa học trái đất, đang thu hút nhu cầu nhân lực lớn hiện nay. Dưới đây là một số thông tin thí sinh cần nắm rõ về ngành học.

1. Tìm hiểu ngành Khí tượng và khí hậu học 

  • Khí tượng và khí hậu học là chuyên ngành khoa học nghiên cứu về khí hậu, thời tiết nhằm theo dõi và dự báo khí hậu, thời tiết; những biểu hiện thời tiết là những sự kiện quan sát và giải thích được bằng khí tượng học. Những người nghiên cứu về thủy văn học được gọi là nhà thủy văn học, họ làm việc trong cả lĩnh vực khoa học Trái Đất hay khoa học môi trường, địa lý tự nhiên hay kỹ thuật xây dựng và kỹ thuật môi trường.
  • Chương trình đào tạo ngành Khí tượng và khí hậu học trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và hiện đại về lý luận, kỹ năng và phương pháp nghiên cứu thuộc ngành  Khí tượng và khí hậu học, có kiến thức và kĩ năng thực hành nghề nghiệp đủ khả năng đảm nhận công tác trong các lĩnh vực điều tra, quản lí mạng lưới, nghiên cứu và dự báo thời tiết, khí hậu, khí tượng nông nghiệp phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và an ninh, quốc phòng.
  • Khối kiến thức cơ bản của ngành bao gồm Khí tượng động lực, khí tượng ra đa và vệ tinh, khí hậu học, khí hậu Việt Nam... Đồng thời, tuỳ từng chuyên ngành theo học mà sinh viên sẽ được trang bị khối kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Chuyên ngành dự báo (phân tích bản đồ và dự báo thời tiết), chuyên ngành khí hậu (khí hậu vật lý, mô hình hoá hệ thống khí hậu), chuyên ngành khí tượng nông nghiệp (khí tượng nông nghiệp, dự báo khí tượng nông nghiệp), chuyên ngành môi trường khí (cơ sở ô nhiễm khí quyển, mô hình hoá lan truyền chất ô nhiễm trong môi trường không khí)... cùng với những kiến thức bổ trợ chuyên ngành qua những môn học lựa chọn: khí tượng nhiệt đới, khí tượng lớp biên, đối lưu  khí quyển, khí hậu nông nghiệp...
Ngành Khí tượng và khí hậu học thu hút nhu cầu nhân lực lớn

2. Các khối thi vào ngành Khí tượng và khí hậu học

- Mã ngành: 7440221

- Ngành Khí tượng và khí hậu học xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • A00: Toán - Lý - Hóa học
  • A01: Toán - Lý - Tiếng anh
  • B00: Toán - Hóa - Sinh học
  • D01: Ngữ văn - Toán - Tiếng Anh

*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng

3. Điểm chuẩn ngành Khí tượng và khí hậu học

So với những ngành học cùng nhóm ngành, điểm chuẩn ngành Khí tượng và khí hậu học không quá cao. Điểm chuẩn của ngành dao động ở mức 13 - 18 điểm. Đây chính là cơ hội để thí sinh đam mê với khí tượng và thời tiết theo đuổi đam mê với ngành.

4. Các trường đào tạo ngành Khí tượng và khí hậu học

Hiện ở nước ta có các trường đại học đào tạo ngành Khí tượng và khí hậu học sau:

- Khu vực miền Bắc:

- Khu vực miền Nam:

5. Cơ hội việc làm ngành Khí tượng và khí hậu học

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Khí tượng và khí hậu học, sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhận một số vị trí công việc tại các đơn vị cụ thể như sau:

Ngành Khí tượng và khí hậu học ra trường làm gì?
  • Các Viện, Trung tâm: Viện khí tượng Thuỷ văn, Viện Hải dương học, Viện địa chất, Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn QG…
  • Tổng cục khí tượng thuỷ văn, Tổng cục khoa học kỹ thuật và Công nghệ thuộc Bộ công an.
  • Các phòng chức năng: Quản lý môi trường, Quản lý tài nguyên nước, Quản lý đo đạc bản đồ… tại các Sở tài nguyên môi trường… ở các tỉnh, thành phố trên cả nước.
  • Các công ty thuộc lĩnh vực hàng không, hàng hải, đường thuỷ như: Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tổng công ty hàng hải Việt Nam, công ty vận tải Biển đông…
  • Các Sở: sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, sở Khoa học công nghệ…
  • Giảng dạy tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp có đào tạo về ngành Hải dương học và khí tượng thuỷ văn.
  • Một số đơn vị khác như các trạm Khí tượng thuộc đài khí tượng thủy văn, Trung tâm dự báo khi tượng thủy văn các đài tỉnh, Trung tâm quản lý biển và hải đảo hay các Trạm Khí tượng, Thủy văn và Hải văn thuộc Bộ Tài nguyên Môi trường…

6. Mức lương ngành Khí tượng và Khí hậu học

Mức lương của ngành được xếp theo quy định của nhà nước. Bên cạnh đó, những người làm việc trong ngành còn được hưởng các khoản trợ cấp theo ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có. Tổng thu nhập dao động trong khoảng 5 - 10 triệu.

7. Những tố chất cần phù hợp với ngành Khí tượng và khí hậu học

Để có thể theo học ngành Khí tượng và khí hậu học, người học cần có một số tố chất dưới đây:

  • Thích tìm tòi khám phá những quy luật của tự nhiên
  • Suy nghĩ sâu sắc, độc lập, sáng tạo
  • Yêu thích khoa học, có hứng thú với các tin tức khoa học
  • Thông minh, có khả năng tư duy logic, khả năng phân tích
  • Có khả năng tự tổ chức công việc, tự học, tự nghiên cứu
  • Kiên trì, chăm chỉ, chịu khó, ngăn nắp, tỉ mỉ
  • Thích đọc sách, tìm hiểu các kiến thức mới
  • Thích chơi giải đố, giải ô chữ và các trò chơi trí tuệ
  • Học tốt các môn tự nhiên

Trên đây là thông tin tổng quan về ngành Khí tượng và khí hậu học, hy vọng bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về ngành học này.

Thông tin liên hệ
  • tuyensinhso.com@gmail.com
DMCA.com Protection Status
Giới thiệu | Bản quyền thông tin | Chính sách bảo mật