CỔNG THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG LỚN NHẤT VIỆT NAM

Ngành Diễn viên sân khấu kịch hát

Cập nhật: 01/06/2019

Ngành Diễn viên sân khấu kịch hát là ngành thuộc lĩnh vực nghệ thuật, vì vậy, ngành học này có nhiều quy định đặc thù trong việc tuyển sinh. Dưới đây là những thông tin cần biết về ngành học này.

1. Tìm hiểu ngành Diễn viên sân khấu kịch hát

Ngành Diễn viên sân khấu kịch hát

Ngành Diễn viên sân khấu kịch hát là ngành học liên quan đến sự diễn xuất trên sân khấu, mục tiêu trở thành những diễn viên nổi tiếng và chuyên nghiệp để xuất hiện trên các bộ phim truyền hình, điện ảnh với các vở diễn nổi tiếng trên cả nước.

Theo học ngành Diễn viên sân khấu kịch hát sinh viên có được các kỹ năng về nghệ thuật biểu diễn:

  • Sự cảm thụ về âm nhạc, khả năng phán đoán, thích ứng nhanh để đảm bảo được tính chân thực trong vai diễn, cách triển khai, ý nghĩa của hành động.
  • Có kỹ năng chuyển thể từ các tác phẩm văn học như tiểu thuyết, truyện ngắn sang nghệ thuật biểu diễn.
  • Được học những bộ môn bổ trợ khác như nghệ thuật hình thể, đại cương sân khấu, văn học, triết học, phương pháp sân khấu truyền thông, thanh nhạc, múa…
  • Biết cách phân tích và đánh giá nhân vật, nghiên cứu những vai diễn thích hợp.

2. Các khối thi vào ngành Diễn viên sân khấu kịch hát 

- Mã ngành: 7210226

- Ngành Diễn viên sân khấu kịch hát sẽ thi khối S, hiện nay được chia thành 2 khối nhỏ sau:

  • Khối S00 (Ngữ văn - Năng khiếu SKĐA 1 - Năng khiếu SKĐA 2)
  • Khối S01 (Toán - Năng khiếu 1 - Năng khiếu 2)

*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng

3. Điểm chuẩn của ngành Diễn viên sân khấu kịch hát

Điểm chuẩn của ngành Diễn viên sân khấu kịch hát năm 2018 dao động khoảng từ 15 điểm đến 17 điểm căn cứ vào điểm các môn xét theo kỳ thi THPT Quốc gia hoặc xét theo học bạ và phần thi năng khiếu.

4. Các trường đào tạo ngành Diễn viên sân khấu kịch hát

Để theo học ngành Diễn viên sân khấu kịch hát, các bạn cần phải đăng ký nguyện vọng vào các trường sau:

- Khu vực miền Bắc:

- Khu vực miền Nam:

5. Cơ hội việc làm trong ngành Diễn viên sân khấu kịch hát

Sau khi tốt nghiệp ngành Diễn viên sân khấu kịch hát, sinh viên có thể làm việc tại các vị trí sau:

  • Đảm nhận công việc của diễn viên tại những hãng phim lớn nhỏ khác nhau, các hãng phim trong và ngoài nước.
  • Làm việc tại các công ty truyền thông, quảng cáo hoạt động trong lĩnh vực truyền hình, sản xuất dịch vụ truyền hình.
  • Làm việc tại các nhà hát lớn, các đoàn nghệ thuật từ trung ương đến địa phương.
  • Tham gia lồng tiếng cho những tác phẩm điện ảnh, truyền hình.
  • Đảm nhận công việc liên quan đến các dự án lĩnh vực truyền hình, điện ảnh, tổ chức làm phim, sản xuất các chương trình truyền hình.
  • Làm vị trí trợ lý đạo diễn, tuyển chọn diễn viên cho các chương trình phim ảnh, kịch hát…
  • Tham gia công tác giảng dạy chuyên ngành ở các trường đào tạo nghệ thuật trong cả nước, giáo viên các trung tâm văn hoá, nghệ thuật.
Ngành Diễn viên sân khấu kịch hát nhiều cơ hội làm việc khi ra trường

6. Mức lương ngành Diễn viên sân khấu kịch hát

Mức lương của những người làm việc trong ngành Diễn viên sân khấu kịch hát sẽ tùy thuộc vào từng vị trí cũng như đơn vị bạn làm việc, tuy nhiên mức lương trong ngành này còn đòi hỏi nhiều yếu tố liên quan đến nghệ thuật và những kỹ năng công việc của bạn:

  • Làm việc tại các công ty truyền thông mức lương khởi điểm của bạn từ 5 triệu đến 7 triệu với vị trí là xây dựng những chương trình sản xuất. Đối với vị trí quản lý lương của bạn có thể từ 8 triệu đến 10 triệu.
  • Làm việc tại các đơn vị truyền hình, sản xuất phim lương dao động khoảng từ 8 triệu đến 10 triệu với vai trò là trợ lý đạo diễn.
  • Khi đã có kinh nghiệm và cứng trong các kỹ năng thì mức lương của bạn sẽ tăng lên. Vì vậy nếu như mong muốn có một mức lương cao hơn bạn cần phải trau dồi thêm kiến thức cũng như các kỹ năng cần thiết để có thể đứng vững trong hoạt động này.

7. Tốt chất để thành công trong ngành Diễn viên sân khấu kịch hát

Để thành công trong ngành Diễn viên sân khấu kịch hát bạn cần phải có được những tố chất sau:

  • Khả năng diễn xuất: Một người diễn viên chính là hóa thân vào vai diễn, tái hiện lại vai diễn đõ. Đây là quá trình sẽ diễn ra trong suốt cuộc đời diễn viên. Chình vì vậy khả năng diễn xuất là yếu tố hàng đầu giúp bạn thành công. Có khả năng diễn xuất tốt bạn hoàn toàn dễ dàng biến được những ý tưởng từ kịch bản phim thành một hình tượng nhân vật với nhiều loại tính cách khác nhau, đồng nghĩa với việc bạn sẽ nhận được nhiều vai diễn từ các đạo diễn.
  • Khả năng tưởng tượng phong phú: Để thành công trong lĩnh vực này bạn cần phải là người có khả năng nắm bắt ý tưởng của người khác một cách tốt nhất, nếu không bạn phải cân nhắc lại việc lựa chọn ngành nghề. Để có được một vai diễn bạn phải hiểu được ý tưởng của đạo diễn, của nhà biên kịch từ đó thể hiện nhân vật qua hành động, trạng thái cảm xúc nhân vật bằng chính bản thân mình.
  • Khả năng làm việc dưới áp lực cao: Công việc của một người diễn viên luôn áp lực đằng sau những ánh hào quang vì vậy bạn cần phải có một sức khỏe tốt cũng như khả năng làm việc dưới cường độ áp lực cao mới có thể thành công được trên sân khấu hay những bộ phim dài tập.
  • Tính kiên trì, nhẫn nại: Đây là một loại công việc đòi hỏi bạn phải có tính nhẫn nại, diễn viên nhiều khi phải diễn đi diễn lại một cảnh rất nhiều lần. Chỉ cần một trục trặc nhỏ như ánh sáng, âm thanh là có thể phá hỏng cả một đoạn phim. Nhẫn nại trong nghề bạn cũng cần phải vượt qua trong những vai diễn, nó tạo nên một hình tượng về bản thân bạn. Làm mới chính mình nó đòi hỏi thời gian và sự sáng tạo.
  • Có niềm đam mê trong ngành: Nghề diễn viên là một nghề vô cùng vất vả và luôn phải chịu nhiều áp lực từ nhiều phía như giới báo chí, đạo diễn, giám đốc sản xuất… hay cả những thành công, thất bại. Vì vậy, muốn thành công bạn cần phải có sự đam mê, không ngại khó khăn, không ngại với những chuyến đi thực tế…
  • Khả năng phối hợp trong công việc: Công việc của bạn gắn liền với những thành viên trong đoàn, một sai sót nhỏ có thể dẫn đến sự trì trệ tất cả công việc. Chính vì vậy, muốn thành công bạn cần phải có một tinh thần tập thể và khả năng phối hợp với các đồng nghiệp trong công việc. Cần phải có kỹ năng diễn xuất ăn ý với bạn diễn, sự thành công của bạn không chỉ phụ thuộc vào cá nhân bạn mà còn phụ thuộc và những thành viên trong đoàn.

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp các bạn hiểu thêm về ngành Diễn viên sân khấu kịch hát. Nếu bạn có khả năng diễn xuấ và ước mơ trở thành một diễn viên thì hãy đăng ký nguyện vọng vào những trường đào tạo ngành Diễn viên sân khấu kịch hát để có cơ hội được học tập và rèn luyện trong môi trường đào tạo chuyên nghiệp.

Thông tin liên hệ
  • tuyensinhso.com@gmail.com
DMCA.com Protection Status
Giới thiệu | Bản quyền thông tin | Chính sách bảo mật