CỔNG THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG LỚN NHẤT VIỆT NAM

8 trường Đại học sinh viên học hành siêu vất vả ở Việt Nam

Cập nhật: 29/08/2019

Vào được trường ĐH mơ ước là điều mà bất cứ thí sinh nào cũng ao ước. Tuy vậy việc học ở trường ĐH và trường cấp 3 rất khác nhau và có những trường ĐH khiến nhiều sinh viên phải vất vả lắm mới tốt nghiệp được. 

Đại học Y Hà Nội

Sinh viên ngành Y thường có câu nói lưu truyền rằng: Ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương, ế là chuyện bình thường. Bởi vậy mới thấy học trường Y khổ như thế nào. Trước hết là điểm đầu vào ĐH Y Hà Nội cao ngất ngưởng, thuộc mức top của cả nước. Đến lúc học, vì khối lượng kiến thức rất nhiều nên việc học cũng rất đau đầu, mệt mỏi. Thậm chí, sinh viên trường Y còn nói đùa với nhau ở đại học này cả 6 năm chỉ có 2 mùa học và thi. 

Không chỉ học trên lớp, sinh viên trường Y còn phải tự học. ĐH Y Hà Nội mở giảng đường tự học cho sinh viên và tối nào cũng rất đông sinh viên, lên muộn là mất chỗ. Ngoài lượng kiến thức cực nằng, sinh viên trường Y Hà Nội còn phải đi trực như những bác sĩ thực thụ, nhiều sinh viên năm gần cuối chỉ được ngủ 3 tiếng/ngày. 

Đại học Y Dược TP.HCM

Cũng là trường đào tạo ngành Y Dược hàng đầu khu vực phía Nam, ĐH Y Dược TP.HCM cũng khiến sinh viên kêu trời kêu đất vì vất vả. Các giảng viên nghiêm khắc rèn giũa sinh viên với mong muốn sinh viên ra trường trở thành bác sĩ, điều dưỡng viên giỏi, có trình độ.

Lịch học của sinh viên Y Dược TP.HCM là sáng thực tập, chiều lý thuyết, tối đi trực. Nhiều bạn không khỏi lo lắng sẽ phải mất hết cả tuổi xuân khi theo học Y Dược. 

Đại học Bách Khoa Hà Nội

Vào được ĐH Bách Khoa Hà Nội không phải điều dễ dàng nhưng để ra được trường thì chắc chắn cũng hết sức nhọc nhằn. Để theo kịp việc học của trường, bạn buộc phải thúc đẩy mình cách tư duy độc lập, tự tìm tòi và hoàn thiện bản thân. 

Theo con số thống kê cho 2 khóa tốt nghiệp gần đây, trong số 11.290 sinh viên trúng tuyển nhập học thì chỉ có 7.863 người được tốt nghiệp đúng hạn, tức là chưa đạt 70%. Tại một buổi tư vấn tuyển sinh hồi năm 2018, PGS-TS Trần Văn Tớp -Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội - cho biết, mỗi năm nhà trường phải buộc thôi học khoảng 700 sinh viên, hàng nghìn em bị cảnh cáo học vụ vì có kết quả học tập không cao, nợ môn. Vì muốn nâng cao chất lượng, thắt chặt đầu ra, nếu sinh viên không học tập nghiêm túc thì khả năng không được tốt nghiệp đúng hạn sẽ rất cao.

Đại học Xây dựng

Để có thể trở thành một kỹ sư xây dựng triển vọng, sinh viên ĐH Xây dựng sẽ phải vùi đầu vào làm các đồ án ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Và việc làm đồ án thì chắc hẳn ai cũng biết là không dễ dàng gì. 

Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM

Không thể phủ nhận, học kỹ thuật rất khó và đòi hỏi sự chính xác, cẩn thận. Là một trường thiên về kỹ thuật, công nghệ, không ngạc nhiên khi sinh viên trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM luôn chạy nước rút với các đề án khác nhau. Tuy nhiên, bù lại, khuôn viên của trường rất đẹp và rộng, là nơi lưu giữ lý tưởng các kỷ niệm thời sinh viên. 

Đại học Luật Hà Nội

Nhắc tới sinh viên Luật, sinh viên trường khác sẽ nghĩ ngay đến những chiếc kính cận, những quyển sách dày cộp, khô khan và khó hiểu. Tuy nhiên, sinh viên trường ĐH Luật Hà Nội cũng rất năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội, tham dự các buổi hội thảo, tọa đàm rất hữu ích. 

Đại học Kinh tế quốc dân

ĐH Kinh tế quốc dân cũng là ngôi trường mơ ước của rất nhiều bạn hiện nay. Trường lấy điểm đầu vào khá cao và chuyên đào tạo về kinh tế nên việc phải đọc -  học những môn như "Xác Xuất Thông Kê" hay môn "Kinh Tế Lượng", những quyển sách dày cộm khó hiểu về kinh tế là chuyện bình thường như cơm bữa. Ngoài ra, trường cũng có mức học phí khá cao so với các trường công lập khác, khiến nhiều bạn không có điều kiện cũng hết sức e ngại. Bù lại, ĐH Kinh tế quốc dân lại có cơ sở vật chất hiện đại, xịn xò, phục vụ nhu cầu học tập cho sinh viên. 

Đại học Kiến trúc TP.HCM

Muốn theo học ĐH Kiến trúc TP.HCM thì chí ít bạn cũng phải có tài năng hội họa rồi. Các sinh viên kiến trúc cũng có một chút gì đó ngông và cá tính như dân làm nghệ thuật. Đến mùa làm đề án, thay vì đánh máy như sinh viên trường khác, sinh viên Kiến trúc lại phải thực hành vẽ được ra đề án của mình. Đây là điều thực sự khó và khiến nhiều bạn bù đầu bứt tai. 

Xem thêm: 

Suzy

Tin tức liên quan

Chuẩn đầu ra tiếng Anh của các trường Đại học hiện nay 16:44 27/12/2023 Đầu ra Tiếng Anh là một trong những yêu cầu bắt buộc tại các trường ĐH hiện nay. Mỗi trường lại... Cách quản lý tiền, tiết kiệm tiền cho sinh viên năm nhất 10:27 30/09/2022 Lên ĐH, các sinh viên đa phần được được cho một khoản tiền để chi tiêu trong tháng. Tuy nhiên,... 2.000 sinh viên tốt nghiệp giỏi và xuất sắc nhưng chỉ 100 người thực chất 18:03 06/11/2023 Tại hội thảo Giáo dục 2023, một đại diện Tập đoàn Viettel đề nghị các trường ĐH xem lại chính... 9 trường ĐH đạt doanh thu nghìn tỷ, cao nhất là một trường với 1.758 tỷ đồng 17:27 04/11/2023 Trong số các trường ĐH đã công khai thông tin tài chính năm 2022 trên trang web, có nhiều trường... Cảnh báo tình trạng lừa đảo trực tuyến với học sinh, sinh viên 09:43 04/11/2023 Trong xu thế phát triển internet hiện nay, ngoài các tác động tích cực, không gian mạng cũng có... Sinh viên được vay tối đa bao nhiêu tiền để đi học? 16:13 10/10/2022 Theo học ĐH không phải là điều dễ dàng với nhiều bạn, đặc biệt những bạn có hoàn cảnh khó khăn.... Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2024 của các trường ĐH: Có trường kỷ lục được nghỉ cả tháng 11:51 02/11/2023 Nhiều trường Đại học đã công bố thời gian nghỉ Tết Nguyên đán 2024 tới sinh viên, học viên. Đa...
Thông tin liên hệ
  • tuyensinhso.com@gmail.com
DMCA.com Protection Status
Giới thiệu | Bản quyền thông tin | Chính sách bảo mật